Biệt thự có tầng hầm ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến đối với nhiều gia đình hiện đại. Các biệt thự này có tính ứng dụng và khả năng tạo không gian sống tiện nghi hơn. Tầng hầm có thể linh hoạt sử dụng làm nơi đậu xe, phòng chứa đồ,… Trong bài viết này, hãy cùng Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng và thương mại Phú Cường khám phá top các mẫu biệt thự có tầng hầm đẹp, ấn tượng. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan về xu hướng
1. Ưu điểm và nhược điểm biệt thự có tầng hầm
1.1. Ưu điểm biệt thự có tầng hầm
Nhà biệt thự có tầng hầm ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại với nhiều ưu điểm mang đến cho người sở hữu:
Tăng không gian sử dụng: Một trong những ưu điểm lớn nhất của biệt thự có tầng hầm là khả năng tăng không gian sử dụng của căn nhà. Tầng hầm có thể được sử dụng để làm nơi để xe, kho lưu trữ đồ dùng hay thậm chí là phòng giải trí, phòng gym,… Thiết kế được linh hoạt theo nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Nâng cao tính thẩm mỹ: Nếu biệt thự có tầng hầm, tổng thể công trình sẽ đạt được sự thẩm mỹ cao hơn, không có cảm giác chật chội. Nhờ đó, tầng 1 có thể dành diện tích làm sân vườn hay trang trí theo sở thích.
Thuận tiện cho việc di chuyển: Với các lối đi khác nhau, các thành viên hay người đến biệt thự có thể thuận tiện đi lại mà không lo ngại việc bị cản trở.
1.2. Nhược điểm biệt thự có tầng hầm
Biệt thự có tầng hầm có ưu điểm ở nhiều khía cạnh, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về:
- Chi phí xây dựng: Việc xây dựng tầng hầm sẽ làm tăng thêm chi phí thi công. Cần phải tính toán kỹ lưỡng để cân bằng ngân sách, tránh việc vượt quá khả năng tài chính.
- Vấn đề ánh sáng và gió: Do tầng hầm thường nằm dưới lòng đất, vì vậy, việc cung cấp ánh sáng và thông gió tự nhiên cho không gian này sẽ là thách thức không nhỏ. Điều này yêu cầu việc thiết kế cẩn thận để đảm bảo không gian tầng hầm vẫn thoáng đãng và thoải mái sử dụng.
2. Phân loại biệt thự có tầng hầm
- Tầng hầm: Nằm toàn bộ dưới tầng trệt của biệt thự. Mặt tầng trệt ngang với mặt đất và vỉa hè.
- Bán hầm: Từ nửa chiều cao trở lên nằm sâu dưới mặt đất của công trình. Phần còn lại nằm cao hơn mặt đất.
-
3. Quy định thiết kế thi công tầng hầm
Khi thiết kế biệt thự có tầng hầm và thi công, cần đảm bảo tuân thủ những quy định về
- Đối với biệt thự chiều cao của tầng hầm và đường dốc phải đạt 2,2m trở lên. Theo quy định tầng bán hầm cũng cần đạt chiều cao tối thiểu là 2,2m.
- Tầng hầm có độ dốc không hơn 15 – 20% so với chiều sâu hầm.
- Nền và vách hầm phải là bê tông cốt thép được đổ với chiều dày 20cm. Tầng hầm phải thiết kế rãnh âm để tránh nước mưa tràn vào và chảy sang lỗ ga.
- Quy định chiều sâu tầng hầm phải từ 1,5m trở lên, tầng bán hầm là dưới 1,5m.
- Phải có tối thiểu 2 lối ra tầng hầm.
4. Khám phá các mẫu thiết kế biệt thự có tầng hầm đẹp, xu hướng hiện nay
4.1. Mẫu biệt thự có tầng hầm đẹp thiết kế hiện đại
Với các căn biệt thự có tầng hầm, lựa chọn thiết kế theo phong cách hiện đại rất phổ biến. Hướng đến sự tinh giản và tiện nghi, không gian tập trung tối ưu cho tính ứng dụng. Bố cục không gian gọn gàng, giúp công trình trở nên rộng rãi. Căn biệt thự này có tầng hầm được dùng làm phòng rượu và phòng kho. Giúp gia chủ lưu trữ đồ dùng và bảo quản những chai rượu mình sưu tầm.
YÊU CẦU TƯ VẤN